Đau bụng khi mang thai là bị làm sao?

Lượt xem: 5902

Top 11 địa chỉ khám phụ khoa ở hà nội cho mọi người

Thời gian gần đây, Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh nhận được nhiều thư tâm sự và thắc mắc của các “mẹ bầu” về vấn đề “Đau bụng khi mang thai” như “Đau bụng khi mang thai là bị làm sao?” hay “ Đau bụng khi mang thai có làm sao không?”. Dưới đây là bức thư tâm sự của một mẹ bầu gửi cho phòng khám Hưng Thịnh:

Đau bụng khi mang thai là bị làm sao?

Bạn Thanh Hòa (22 tuổi, Ninh Bình) tâm sự: “Tôi và chồng cưới nhau được gần 1 năm và đang mang thai bé Gấu được 14 tuần. Dạo gần đây, bụng của tôi thường xuyên đau râm ran rất khó chịu, vì đây là lần mang thai đầu của tôi nên tôi khá lo lắng, chỉ sợ bé Gấu bị làm sao không? Bác sĩ cho tôi hỏi đau bụng khi mang thai là bị làm sao?

Chào bạn Thanh Hòa, trường hợp của bạn cũng giống với số đông các “mẹ bầu”, sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề “Đau bụng khi mang thai” như sau:

Đau bụng khi mang thai là vấn đề rất bình thường trong thời kỳ mang thai, nhưng đối với những chị em mới mang thai lần đầu luôn trong trạng thái hoang mang thì không có gì khó hiểu, tuy nhiên các “mẹ bầu” không nên quá lo lắng.

Một số nguyên nhân mà theo các bác sĩ Phòng khám phụ khoa dẫn tới đau bụng khi mang thai là:

- Nguyên nhân đầu tiên là do sự phát triển của thai nhi, thai nhi đang trong quá trình làm tổ. Cơn đau sẽ được nhận thấy rõ ràng hơn vào những tuần đầu của thai kỳ.

- Cơ thể của mẹ bầu đang trong tình trạng đầy bụng, khó tiêu:

Nguyên nhân đầu tiên gây ra chứng khó tiêu và đầy bụng là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các đồ dầu mỡ, các đồ ăn nhanh gây khó tiêu… khiến cho quá trình tiêu hóa của dạ dày, ruột bị trì trệ.

Nguyên nhân thứ hai là do sự chèn ép của bào thai lên dạ dày cũng khiến cho dạ dày làm việc khó khăn hơn dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu của các “mẹ bầu”.

Nguyên nhân thứ ba là do sự thay đổi các hormone khi mang thai cũng khiến quá trình tiêu hóa không thực hiện được chức năng của nó.

- Đau bụng của “mẹ bầu” do sức ép của thai nhi lên dây chằng:

Khi thai nhi phát triển sẽ chèn ép lên dây chằng của người mẹ, khiến cho xuất hiện những cơn đau râm ran.

- Táo bón: hệ tiêu hóa của các mẹ bị suy giảm do thai nhi đang trong quá trình lớn chèn ép vào dạ dày và ruột hoặc sự thay đổi các hormone làm quá trình chuyển hóa thức ăn.

Tuy nhiên, có một số cơn đau bụng bất thường mà các bác sĩ Hưng Thịnh muốn bạn chú ý:

- Sảy thai: Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, là thời kỳ dễ dàng sảy thai . Nếu như các mẹ thấy bụng đau râm ran kèm theo ở âm đạo có chút máu xuất hiện, thì các “mẹ bầu” nên chú ý cẩn thận sức khỏe vì đây có thể là dấu hiệu dễ sảy thai . Trong trường hợp này, các mẹ nên chú ý quan sát dấu hiệu này xảy ra có liên tục hay không? Cơn đau râm ran hay đau nói?

- Chuyển dạ sớm: Trong thời gian gần tới tháng sinh, các mẹ sẽ thi thoảng gặp phải những cơn đau nhẹ, tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài trong vòng 1 giờ đồng hồ, dịch tiết âm đạo ra nhiều chứng tỏ các mẹ chuẩn bị được đón “thiên thần” của mình ra đời. Những tháng cuối gần kỳ sinh nên thường xuyên đến bác sĩ kiểm tra xem thai nhi có đảm bảo sức khỏe hay không?

- Nhau thai bị đứt hoặc có nguy cơ bị đứt: đây là một trong những tình trạng nguy hiểm đối với thai kỳ. Trong trường hợp nhau thai bị đứt sẽ có máu xuất hiện bất ngờ hoặc thai phụ sẽ bị vỡ nước ối kèm theo có máu, điều này rất nguy hiểm cho thai nhi.

Với những thông tin mà các các bác sĩ Hưng Thịnh cung cấp tới cho các bạn, mong rằng các mẹ bầu sẽ tìm hiểu kĩ về những kĩ năng và một số bệnh thường gặp lúc mang thai. Khi có dấu hiệu đau bụng bất thường thì bạn nên đi khám thai để biết thai nhi có khỏe hay không? Chúc mẹ và bé mẹ tròn con vuông.

Đánh giá: 
Đau bụng khi mang thai là bị làm sao?
Điểm trung bình:  8.0 /  10 (  92 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?