- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Làm sao để có kinh nguyệt sớm
Làm sao để có kinh nguyệt sớm
-
Cập nhật lần cuối: 11-01-2019 14:15:07
-
Top 11 địa chỉ khám phụ khoa uy tín cho mọi người
Kinh nguyệt là một hiện tượng rất bình thường của phụ nữ ở lứa tuổi dậy thì trở đi, nó đánh dấu một bước trưởng thành của cơ thể người con gái. Nhưng kinh nguyệt thường gây ra những mệt mỏi, khó chịu cho phụ nữ vào những ngày “đèn đỏ”. Và đặc biệt là “chen ngang” vào những dịp đi du lịch dù đã lên kế hoạch rất kỹ lưỡng. Bởi vậy mà việc làm sao để có kinh nguyệt đến sớm luôn là mối quan tâm hàng đầu của chị em để cho các công việc cá nhân được tiến hành thuận lợi.
Có rất nhiều những phương pháp làm kinh nguyệt đến sớm hơn, tuy nhiên chúng ta nên biết chọn lựa những phương pháp phù hợp với bản thân và an toàn có thể.
1. Tăng cường uống vitamin C:
Vitamin C là một loại vitamin rất tốt cho sức khỏe, bạn có thể đẩy mạnh việc uống vitamin này để làm cho Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng cụ thể, bởi nếu uống quá nhiều cũng là điều không tốt. Chú ý là bạn nên uống nhiều nước kèm theo khi uống vitamin C.
2. Uống nước dừa tươi:
Theo kinh nghiệm dân gian thì uống nước dừa tươi nhiều sẽ làm cơ thể mát, bởi nước dừa có tính hàn. Tuy nhiên tùy vào cơ thể thì việc uống nước dừa có thể có tác dụng trong việc làm kinh nguyệt đến sớm hơn hay không. Bạn nên biết nước dừa còn có tác dụng làm giảm Đau bụng kinh, và vô cùng nhiều những lợi ích đối với sức khỏe.
3. Các thực phẩm nên tránh:
Bạn nên hạn chế ăn những thức ăn mặn, cay, nóng. Đặc biệt là không ăn đồ mặn quá nhiều dẫn đến dư thừa lượng Natri. Điều này làm cho kinh nguyệt của bạn không những không tới sớm mà còn gây ra chứng đầy hơi vô cùng khó chịu vào kỳ kinh nguyệt.
4. Các thực phẩm nên ăn:
Ăn những đồ mát như rau ngót, ăn nhiều thịt đỏ, hoặc ăn những đồ chứa nhiều carotene như đu đủ, carot…làm thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt của bạn tới sớm hơn.
5. Châm cứu và bấm huyệt:
Là một phương pháp dân gian hiệu quả, giúp lưu thông và tuần hoàn máu. Bấm huyệt và châm cứu có liên quan đến một vị trí cụ thể. Bởi thế nó có thể mang lại điều mà bạn đang mong muốn ở đây.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự khéo léo và chính xác, không phải ai làm cũng mang lại cho bạn những kết quả như mong muốn. Bạn nên cân nhắc, và trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi quyết định, bởi đôi khi nó còn mang lại những điều ngược lại ngoài ý muốn.
6. Tăng cường vận động:
Vận động là điều tốt cho cơ thể, việc vận động nhiều cũng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn. Tăng cường sức khỏe, làm cho các mạch máu được lưu thông.
7. Uống Thuốc tránh thai:
Cho dù đây không phải là một phương pháp thực sự lành tính, nhưng lại là sự lựa chọn của nhiều bạn nữ. Bởi họ thấy tác dụng tức thì của phương pháp này. Quả thực là như vậy, nhưng bạn không nên lạm dụng việc uống thuốc tránh thai quá nhiều. Bởi nó còn gây ra các tác dụng phụ định cho cơ thể, và bạn có thể không phù hợp với loại thuốc đó. Và bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Đây là phương pháp bạn nên cân nhắc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân chậm kinh thường gặp
Kinh nguyệt ra ít nguyên nhân do đâu
8. Uống trà thảo mộc:
Trà thảo mộc có tác dụng tạo ra kinh nguyệt sớm. Hiện nay có rất nhiều các loại thảo mộc khác nhau có tác dụng này. Các loại thảo mộc được gọi là emmenagogues và chúng hoạt động bằng cách kích thích bộ máy sinh sản và lưu thông máu.
Việc làm kinh nguyệt đến sớm hơn để phục vụ cho mục đích cá nhân của mỗi chị em là điều mà các chị em mong muốn. Nhưng các chị em nên thực hiện điều này một cách hạn chế, bởi khi kinh nguyệt của chị em đã đều rồi, mà cố gắng điều chỉnh cho sớm hơn là việc đi trái lại quy luật tự nhiên mà mọi sự đi trái lại quy luật thì hầu như đều không tốt. Nên hãy hạn chế đến mức tối thiểu để cho mọi thứ được tự nhiên .
Hotline: 0395.456.294 – 0395.456.294
Địa chỉ: Số 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Thuốc điều hòa kinh nguyệt là gì? uống thế nào cho đúng?
"Thưa các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, cháu thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Tình trạng này kéo dài từ khi cháu có kinh tới giờ. Gần đây cháu có tham khảo một số...Xem chi tiết
-
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là một trong những hiện tượng sinh lý thường gặp ở hầu hết nữ giới. Hiện tượng này thường kéo dài trong khoảng 3 năm đầu, khi nữ giới bắt đầu...Xem chi tiết
-
Quan hệ sau khi hết kinh có thai không?
Lựa chọn thời điểm quan hệ an toàn tránh thai là vấn đề mà rất nhiều cặp đôi quan tâm và mong muốn tìm hiểu. Quan hệ sau khi hết kinh có thai không? Là một trong những vấn đề mà các chuyên gia...Xem chi tiết
-
Dấu hiệu cách tính ngày rụng trứng ở phụ nữ
Có thể nhiều chị em chưa lập gia đình sẽ không quan tâm đến dấu hiệu rụng trứng ở phụ nữ hay cách tính ngày rụng trứng để quan hệ dễ thụ thai, nhưng dấu hiệu và cách tính ngày rụng...Xem chi tiết
-
Uống gì khi bị đau bụng kinh?
Thưa các chuyên gia! Năm nay cháu 25 tuổi. Cháu rất hay bị đau bụng kinh, cứ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, cháu không làm được gì chỉ ôm bụng. Cháu rất muốn thoát ra khỏi tình trạng này, nhưng...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt đến sớm do đâu
Kinh nguyệt đến sớm do đâu Kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra ở bất kể người phụ nữ nào, và nó chính là nơi bắt đầu cho thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Tuy nhiên, việc kinh nguyệt...Xem chi tiết