- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Chậm kinh nguyệt 2 - 5 ngày là bị làm sao?
Chậm kinh nguyệt 2 - 5 ngày là bị làm sao?
-
Cập nhật lần cuối: 11-01-2019 14:15:07
-
Top 11 phòng khám phụ khoa uy tín cho mọi người
Thưa các bác sĩ Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh, em là Hiền, 21 tuổi. Kinh nguyệt của em bình thường rất đều đặn, mùng 2 hàng tháng là bắt đầu có, trong 5 ngày là hết. Tuy nhiên 2 tháng gần đây, kinh nguyệt của em xuất hiện sớm hơn, khoảng 27 hay 30 là đã bắt đầu thấy rồi. Hiên tại em đang trong đợt thi tốt nghiệp cuối khóa nên chưa có thời gian đi khám. Em rất lo lắng, vấn đề của em có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không thưa bác sĩ? Xin hỏi bác sĩ Chậm kinh nguyệt 2 – 5 ngày có sao không? (Hiền, Hải Phòng).
Thân chào bạn Hiền!
Cảm ơn bạn đã tín nhiệm gửi câu hỏi đến các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, sau đây các bác sĩ sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Kinh nguyệt là biểu hiện sinh lý bắt đầu xuất hiện ở các bạn nữ từ tuổi dậy thì, mỗi tháng kinh nguyệt xuất hiện một lần, quá trình này xuất hiện đều đặn và lặp lại hàng tháng theo một chu kỳ định. Chu kỳ này gọi là chu kỳ kinh nguyệt với vòng kinh từ 28-30 ngày. Ngày hành kinh trung bình kéo dài 3-5 ngày, lượng máu kinh nguyệt khoảng 40-80ml/chu kỳ.
Có những trường hợp rong kinh với ngày kinh kéo dài và lượng máu chảy nhiều, có trường hợp lại bị chậm kinh, mất kinh…mặc dù là những trạng thái khác nhau của kinh nguyệt nhưng đó đều là những biểu hiện của Rối loạn kinh nguyệt.
Chậm kinh là tình trạng kinh nguyệt đến muộn, đúng một chu kỳ nhưng “đèn đỏ” lại chưa xuất hiện, nếu như chậm kinh lặp lại trong nhiều chu kỳ và số ngày chậm kinh quá 7 ngày thì đó là những bất thường đáng lo ngại, chị em không nên chủ quan.
Nhiều chị em bị chậm kinh vài ngày nhưng vô cùng lo lắng, họ nghĩ rằng bản thân đang mắc căn bệnh nào đó rất nguy hiểm. Thực tế thì chậm kinh có rất nhiều nguyên nhân, sau đây là một số những nguyên nhân chính.
Nguyên nhân chậm kinh nguyệt 2 - 5 ngày
- Thứ : chậm kinh là dấu hiệu của mang thai. Khi bạn có thai, thường kinh nguyệt sẽ mất đi, như vậy trong những ngày đầu bạn sẽ gặp phải tình trạng chậm kinh. Để xác định có phải do mang thai hay không bạn nên dùng que thử thai để có kết quả chính xác.
- Thứ hai: thể dục, tập luyện, làm việc quá sức. Phụ nữ mất nhiều năng lượng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hormone dễ bị mất cân bằng gây ra chậm kinh.
- Thứ ba: tâm lý có những thay đổi, xáo trộn. Căng thẳng, buồn phiền, đau khổ khi gặp một vấn đề nào đó sẽ ảnh hưởng đế quá trình rụng trứng và khiến trứng rụng muộn hơn, kinh nguyệt ra muộn hơn.
- Thứ tư: mất cân bằng hormone do cơ thể quá gầy hoặc quá béo.
- Thứ năm: những rối loạn trong tiêu hóa, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, mất ngủ…
- Thứ sáu: một Bệnh phụ khoa. Không thể loại trừ những nghi ngờ rằng bạn mắc chứng bệnh nào đó khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn. Viêm âm đạo, tử cung, Viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung…đều có thể gây tình trạng chậm kinh ở bạn.
- Thứ bảy: tác dụng phụ khi dùng thuốc. Các loại thuốc tránh thai, mất ngủ, chống trầm cảm, điều trị hen suyễn, thuốc kháng sinh…
Trường hợp của bạn, trong 2 tháng nay bạn bị chậm kinh, số ngày bị chậm kinh là 2 – 5 ngày, như vậy bạn không nên quá lo lắng. Hiện tại bạn cũng đang ôn thi, vậy thì rất có thể hiện tượng chậm kinh của bạn là do những tác động từ tâm lý, do căng thẳng trong thi cử, mất ngủ, thức khuya, ăn uống không điều độ ma thôi.
Nhưng để biết chính xác nguyên nhân gây chậm kinh của bạn thì bạn nên đến những cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám. Khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp bạn tầm soát sớm được những Bệnh phụ khoa nguy hiểm nếu như có những bất thường về kinh nguyệt chẳng hạn như chậm kinh.
Trên đây là giải đáp của các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về Chậm kinh nguyệt 2 - 5 ngày có sao không? Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề trên hãy liên hệ số điện thoại 0395.456.294 để được các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Thuốc điều hòa kinh nguyệt là gì? uống thế nào cho đúng?
"Thưa các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, cháu thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Tình trạng này kéo dài từ khi cháu có kinh tới giờ. Gần đây cháu có tham khảo một số...Xem chi tiết
-
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là một trong những hiện tượng sinh lý thường gặp ở hầu hết nữ giới. Hiện tượng này thường kéo dài trong khoảng 3 năm đầu, khi nữ giới bắt đầu...Xem chi tiết
-
Quan hệ sau khi hết kinh có thai không?
Lựa chọn thời điểm quan hệ an toàn tránh thai là vấn đề mà rất nhiều cặp đôi quan tâm và mong muốn tìm hiểu. Quan hệ sau khi hết kinh có thai không? Là một trong những vấn đề mà các chuyên gia...Xem chi tiết
-
Dấu hiệu cách tính ngày rụng trứng ở phụ nữ
Có thể nhiều chị em chưa lập gia đình sẽ không quan tâm đến dấu hiệu rụng trứng ở phụ nữ hay cách tính ngày rụng trứng để quan hệ dễ thụ thai, nhưng dấu hiệu và cách tính ngày rụng...Xem chi tiết
-
Uống gì khi bị đau bụng kinh?
Thưa các chuyên gia! Năm nay cháu 25 tuổi. Cháu rất hay bị đau bụng kinh, cứ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, cháu không làm được gì chỉ ôm bụng. Cháu rất muốn thoát ra khỏi tình trạng này, nhưng...Xem chi tiết
-
Làm sao để có kinh nguyệt sớm
Kinh nguyệt là một hiện tượng rất bình thường của phụ nữ ở lứa tuổi dậy thì trở đi, nó đánh dấu một bước trưởng thành của cơ thể người con gái. Nhưng kinh nguyệt thường gây ra những...Xem chi tiết