Đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt khi nào nên đi khám?

Lượt xem: 5419

Top 11 phòng khám sản phụ khoa hà nội cho mọi người

Một bạn nữ đến từ Gia Lâm - Hà Nội có gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn Phụ Khoa Phòng khám Hưng Thịnh một câu hỏi với nội dung: Em năm nay 24 tuổi, sức khỏe bình thường, duy mỗi lần đến kỳ hành kinh thường hay đau bụng, Em đã hỏi và được biết cũng có nhiều bạn cũng hay bị đau như em. Vậy bác sĩ cho em hỏi: hiện tượng đau bụng kinh như vậy có làm sao không và khi nào cần phải đi khám? Em xin cảm ơn!

Chu Kì Kinh Nguyệt kéo dài bao lâu?

Trả Lời: Chào bạn gái!

Đúng như bạn đã tìm hiểu hiện tượng Đau bụng Kinh là hiện tượng rất hay gặp ở nữ giới. Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính:

+ Đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên)

+ Đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ. Nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong Chu Kỳ Kinh Nguyệt.

Đau bụng kinh khi nào nên đi khám?

- Nếu bạn bị đau bụng ghê gớm và bị chảy máu, có thể bạn đang bị u nang buồng trứng, một bệnh phổ biến ở phụ nữ. Bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Hãy đến khám bác sỹ nếu bạn nghĩ mình có thể đang bị bệnh này.

- Nếu bạn bị đau bụng trầm trọng, đó có thể là bệnh viêm vùng chậu. Bệnh này thường là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nó cũng có thể do u nang bị nhiễm trùng và vỡ. Viêm vùng chậu có thể gây đau dữ dội và thường không khỏi ngay lập tức. Bệnh hay tái phát và dễ trở thành mạn tính.

- Nếu bạn bị đau dữ dội, đau đến “toát mồ hôi” hay đau trong khi đang quan hệ, nguyên nhân có thể bạn đã mắc chứng "Lạc nội mạc tử cung": đây là tình trạng lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng hay ổ bụng… Khi ở những vị trí này, nội mạc vẫn phát triển dày lên bình thường như khi ở trong buồng tử cung. Vì thế, đến chu kỳ kinh, các tế bào nội mạc này cũng trương lên, chứa đầy máu, chèn ép và gây ra hiện tượng đau bụng, còn gọi là thống kinh.

Nguy hiểm hơn, nếu các niêm mạc này nằm ở vòi trứng, nó sẽ làm tắc vòi trứng, có thể dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ gây viêm nhiễm và dính, Tắc vòi trứng...

Trên đây là giải đáp của các chuyên gia Phòng khám Phụ Khoa Hưng Thịnh về chứng đau bụng khi đến ngày hành kinh, nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể gọi tới hotline: 0395.456.294 để nhận tư vấn trực tiếp.

Đánh giá: 
Đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt khi nào nên đi khám?
Điểm trung bình:  8.2 /  10 (  43 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?