Không có kinh nguyệt nguyên nhân do đâu?

Lượt xem: 15469

Top 11 phòng khám phụ khoa cho mọi người

Không có kinh nguyệt là nỗi ám ảnh của nữ giới, là những chị em đang gặp phải hiện tượng này. Xác định nguyên nhân dẫn tới không có kinh nguyệt, là cách giúp các chị em có những phương pháp khắc phục và điều trị kịp thời, nhằm bảo vệ sức khỏe, sinh lý và khả năng sinh sản của mình. Vậy không có kinh nguyệt nguyên nhân do đâu? Hãy tham khảo những thông tin tư vấn của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh!

Không Có Kinh Nguyệt nguyên nhân do đâu?

Không có kinh nguyệt nguyên nhân do đâu?

Không có kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh. Vô kinh gồm có hai dạng là: Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Hai loại vô kinh này xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể như sau:

Không có kinh nguyệt nguyên phát

Vô kinh nguyên phát là hiện tượng nữ giới đã 18 tuổi nhưng chưa hề có kinh lần nào. Vô kinh nguyên phát được gây ra bởi những nguyên nhân như sau:

Nữ giới bị khuyết tật bẩm sinh như teo buồng trứng, suy tuyến yên… Sẽ không có đủ điều kiện để trứng trưởng thành và rụng. Không có chu kỳ rụng trứng, nữ giới sẽ không thể có một chu kỳ kinh nguyệt thật sự.

Bạn hoàn toàn có thể nhận biết được hiện tượng này thông qua quan sát cơ thể của mình. Những chị em bị những khuyết tật trên sẽ không có lông mu và lông vú.

Ngoài ra, nữ giới không có tử cung, có màng trinh không bị thủng, không vách ngăn âm đạo… Thì cũng không có chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu không có kinh nguyệt xuất phát từ những nguyên nhân này, thì nữ giới sẽ ít khi có những biểu hiện điển hình, nên việc nhận biết tương đối khó khăn.

Không có kinh nguyệt vô kinh thứ phát

Vô kinh thứ phát là hiện tượng nữ giới đã từng có kinh nguyệt nhưng trong thời gian gần đây không thấy sự xuất hiện trở lại của kinh nguyệt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vô kinh thứ phát, trong đó bao gồm:

Không có kinh nguyệt mang thai

Nếu bạn từng có quan hệ tình dục không an toàn với bạn đời của mình trong thời gian gần đây và không sử dụng biện pháp tránh thai nào, thì khả năng bạn mang thai rất cao. Chính vì vậy, tắt kinh có thể là dấu hiệu mang thai của nữ giới.

Không có kinh nguyệt sau sinh con hoặc nạo phá thai

Theo các chuyên gia, sau khi sinh con hoặc phá thai, nữ giới sẽ mất thêm một khoảng thời gian tương đối dài để nội mạc tử cung được làm dày, buồng trứng đi vào hoạt động bình thường và có thể xuất hiện kinh nguyệt.

Chính vì vậy các chị em không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu sau 6 tháng sau khi sinh con mà chưa thấy kinh nguyệt trở lại, nữ giới nên đi khám phụ khoa. Còn đối với nữ giới sau phá thai, khoảng hai tháng sau khi phá thai không thấy sự xuất hiện của kinh nguyệt, các chị em nên tới ngay các phòng khám phụ khoa.

Không có kinh nguyệt rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố trong cơ thể nắm giữ vai trò điều tiết sinh lý và khả năng sinh sản của nữ giới. Nếu nội tiết tố bị rối loạn, trứng rụng thất thường hoặc không rụng. Từ đó ảnh hưởng chung đến chu kỳ rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.

Như vậy, nữ giới bị rối loạn nội tiết tố hoàn toàn có khả năng bị vô kinh và hiện tượng này sẽ chấm dứt khi các chị em có những biện pháp để ổn định nội tiết tố của mình.

Không có kinh nguyệt bệnh phụ khoa

Những bệnh lý tại tử cung, buồng trứng có thể khiến nữ giới dễ bị vô kinh. Những bệnh lý đó bao gồm: Tắc ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung…

Theo các chuyên gia, nếu nguyên nhân không có kinh nguyệt xuất phát từ các bệnh phụ khoa, nữ giới nên sớm đi khám và điều trị. Nếu không sẽ để lại những hậu quả rất đáng tiếc đối với sức khỏe, sinh lý và khả năng sinh sản của các chị em.

Ngoài ra, mãn kinh cũng là nguyên nhân gây không có kinh nguyệt ở nữ giới. Điều này thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi trung niên khoảng 45 – 50 tuổi.

Trên đây là tư vấn của các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về không có kinh nguyệt nguyên nhân do đâu? Nếu bạn còn thắc mắc hãy nói chuyện với chúng tôi theo số điện thoại: 0395.456.294 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Đánh giá: 
Không có kinh nguyệt nguyên nhân do đâu?
Điểm trung bình:  8.4 /  10 (  72 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?