- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Kinh nguyệt thế nào là bình thường?
Kinh nguyệt thế nào là bình thường?
-
Cập nhật lần cuối: 22-02-2019 14:15:05
-
Top 11 địa chỉ khám phụ khoa uy tín cho mọi người
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của một người phụ nữ bình thường về mặt sức khoẻ. Nói kinh nguyệt bình thường hay không cần phải dựa vào Chu kỳ kinh nguyệt, số ngày hành kinh, lượng kinh nguyệt, tính chất kinh và các biểu hiện toàn thân.
Kinh nguyệt của một người được coi là bình thường nếu có các biểu hiện sau đây:
- Chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ có khác nhau (do giai đoạn trưởng thành của nang noãn ở mỗi người không giống nhau); đa số từ 26 đến 34 ngày, khoảng 30% phụ nữ có chu kỳ 28 ngày. Số ngày của mỗi tháng thường cũng khác nhau. Vì vậy, với một người phụ nữ không thể tháng nào cũng bắt đầu có kinh vào một ngày định. Chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định hàng tháng nghĩa là Chu kỳ kinh nguyệt của bạn bao nhiêu ngày(tính 24 giờ) (thí dụ 26 hoặc 28 hoặc 32 ngày) thì tính từ ngày bắt đầu có kinh lần này đến ngày bắt đầu có kinh lần kế tiếp theo sẽ là khoảng bấy nhiêu ngày(tính 24 giờ) (26 hoặc 28 hoặc 32 ngày).
Nói cách khác Chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định là số ngày của Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng liên tiếp đều giống nhau; chứ không phải tháng nào cũng bắt đầu có kinh vào những ngày giống nhau.
- Số ngày hành kinh ổn định
Từ ngày bắt đầu ra máu đến ngày hết ra máu của một Chu kỳ kinh nguyệt gọi là số ngày hành kinh. Số ngày hành kinh có thể từ 2 đến 7 ngày, trung bình từ 3-4 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt nào cũng hành kinh với số ngày như nhau trong khoảng 2-7 ngày đều là ổn định.
- Lượng kinh ổn định
Mỗi kỳ hành kinh mất khoảng từ 20 đến 80ml máu, trung bình mỗi chu kỳ kinh khoảng 50ml máu.
Đo lượng kinh bằng cách tính số khăn vệ sinh thay hằng ngày. Nếu số lượng băng vệ sinh cần thay trong các kỳ kinh nguyệt tương tự như nhau thì có thể coi là lượng kinh ổn định.
- Tính chất máu kinh nguyệt bình thường
Máu kinh nguyệt mầu đỏ thẫm, loãng, hơi dính, có thể có cục nhỏ dính mầu trắng (phụ nữ đã sinh con có thể ra những cục máu nhỏ); mùi kinh hơi tanh như mùi máu.
Toàn thân không có dấu hiệu khác thường trong những ngày hành kinh
Vài ngày trước khi hành kinh có thể có những dấu hiệu thay đổi về tính tình và cơ thể với những mức độ khác nhau ở một số phụ nữ (thường gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt) như rất dễ nhậy cảm, dễ kích động, khó tập trung tư tưởng, cáu giận, nhức đầu, buồn nôn, có cảm giác ngực lớn hơn, người nặng nề, chậm chạp và mệt mỏi hơn; da trở nên nhẵn, mịn, sáng bóng hơn.
Một số phụ nữ có biểu hiện đau nhẹ, đau cơn ở bụng dưới (thường xuất hiện vào 1-2 ngày đầu) do tử cung co bóp đẩy kinh nguyệt ra ngoài, cơ tử cung thiếu máu. Các dấu hiệu trên sẽ hết sau khi sạch kinh.
Kinh nguyệt không đều thường có những dấu hiệu sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định hoặc không đều thì Số ngày hành kinh không ổn định
- Máu kinh nguyệt mầu đỏ tươi, hoặc mầu cà phê, mầu vàng, mầu đen, máu đặc có cục máu lớn, có mùi hôi khác
- Lượng kinh nguyệt ra quá ít hoặc quá nhiều
- Đau bụng kinh dữ dội và kéo dài, hoặc có thêm một số dấu hiệu khác như sốt, sút cân…ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt.
Nguyên nhân Rối loạn kinh nguyệt có thể do các sức ép tinh thần, lao động quá sức, rối loạn tiêu hoá, sút cân nhiều, nhiễm khuẩn, bệnh nội tiết, những bệnh thai sản, do dùng một số loại thuốc.
Điều lưu ý là, sau kỳ kinh đầu tiên ở nữ giới dậy thì (khoảng 13-16 tuổi) và ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh (45 – 55 tuổi) có thể có một số biểu hiện Rối loạn kinh nguyệt như nói trên, đó là những dấu hiệu bình thường trong thời kỳ thay đổi trạng thái hoạt động sinh lý sinh dục.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Thuốc điều hòa kinh nguyệt là gì? uống thế nào cho đúng?
"Thưa các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, cháu thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Tình trạng này kéo dài từ khi cháu có kinh tới giờ. Gần đây cháu có tham khảo một số...Xem chi tiết
-
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là một trong những hiện tượng sinh lý thường gặp ở hầu hết nữ giới. Hiện tượng này thường kéo dài trong khoảng 3 năm đầu, khi nữ giới bắt đầu...Xem chi tiết
-
Quan hệ sau khi hết kinh có thai không?
Lựa chọn thời điểm quan hệ an toàn tránh thai là vấn đề mà rất nhiều cặp đôi quan tâm và mong muốn tìm hiểu. Quan hệ sau khi hết kinh có thai không? Là một trong những vấn đề mà các chuyên gia...Xem chi tiết
-
Dấu hiệu cách tính ngày rụng trứng ở phụ nữ
Có thể nhiều chị em chưa lập gia đình sẽ không quan tâm đến dấu hiệu rụng trứng ở phụ nữ hay cách tính ngày rụng trứng để quan hệ dễ thụ thai, nhưng dấu hiệu và cách tính ngày rụng...Xem chi tiết
-
Uống gì khi bị đau bụng kinh?
Thưa các chuyên gia! Năm nay cháu 25 tuổi. Cháu rất hay bị đau bụng kinh, cứ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, cháu không làm được gì chỉ ôm bụng. Cháu rất muốn thoát ra khỏi tình trạng này, nhưng...Xem chi tiết
-
Làm sao để có kinh nguyệt sớm
Kinh nguyệt là một hiện tượng rất bình thường của phụ nữ ở lứa tuổi dậy thì trở đi, nó đánh dấu một bước trưởng thành của cơ thể người con gái. Nhưng kinh nguyệt thường gây ra những...Xem chi tiết